Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Ủy thác tiền gửi nhìn từ vụ án Huyền Như


Dư luận đang quan tâm tự hỏi nguyên nhân sâu xa dẫn đến nhưng hậu quả nghiêm trọng của vụ án nằm ở đâu?

    Đã có kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an về vụ án Huỳnh Thị Huyền Như. Hàng loạt ngân hàng liên quan tới nhân vật này thông qua hoạt động ủy thác. Dư luận đang quan tâm tự hỏi nguyên nhân sâu xa dẫn đến nhưng hậu quả nghiêm trọng của vụ án nằm ở đâu?

    Phần đầu
    Trong vòng 18 tháng, từ tháng 5/2010 đến tháng 11/2011 một số ngân hàng đã ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các ngân hàng khác với lãi suất cao hơn quy định. Theo cơ quan điều tra, ở ACB con số ủy thác là 36.322 tỷ đồng vào 29 ngân hàng khác.
    Thời điểm đó chính sách thắt chặt tiền tệ bắt đầu guồng quay nhanh, mặt bằng lãi suất được nâng lên qua việc tăng dần trần lãi suất huy động. Những ngân hàng yếu kém ngay lập tức gặp vấn đề thanh khoản và khi kênh liên ngân hàng trục trặc do yêu cầu của người cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp (thường là vàng, ngoại tệ), huy động vốn từ dân cư, doanh nghiệp là con đường duy nhất để “chữa cháy” thanh khoản bấy giờ.
    Trần lãi suất huy động đã bị xé rào trên diện rộng. Ngân hàng lách đủ kiểu để trả cho người gửi tiền mức lãi suất cao hơn trần. Trên các bảng niêm yết lãi suất tiết kiệm của ngân hàng và trong số tiền gửi của người dân, lãi suất là một đường thẳng băng đồng loạt 14%, nhưng thực tế người ta nhận được lãi suất tới 17-19%/năm, thậm chí 20%/năm nếu số tiền lên tới hàng tỉ đồng.
    Tuy nhiên thanh khoản không “lay động” mọi ngân hàng. Nhiều tổ chức tín dụng vẫn huy động được lãi suất đụng trần hoặc thấp dưới trần nhờ hệ thống mạng lưới rộng, hoặc nhờ uy tín, thương hiệu. Khi đầu ra khó khăn vì tăng trưởng tín dụng bị giới hạn và những doanh nghiệp chấp nhận vay lãi suất cao, cỡ 20-25%/năm, đều có mùi vị rủi ro, “kế sách” ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào ngân hàng khác xuất hiện.
    Trên lý thuyết, nếu ngân hàng bí đầu ra, sẽ giảm lãi suất tiết kiệm để giảm huy động, đảm bảo giá thành đồng vốn hợp lý. Thế nhưng điều đó đã không xảy ra đối với một số ngân hàng huy đọng vốn tốt. giảm lãi suất, họ sẽ mất khách hàng, mất thị phần huy động – nhưng quan trọng hơn cả là họ không thể “vỗ béo” tổng tài sản, một thước đo thông dụng quy mô tổ chức tín dụng trong quan niệm của giới tài chính Việt Nam. Lãi suất tiết kiệm của họ, vì vậy, luôn đứng ở mức cao để duy trì đầu vào.
    Mặc khác, bị áp lực lợi nhuận đè nặng, đặc biệt để đảm bảo mức cổ tức cao cho cổ đông, họ bắt buộc phải tìm cách sinh lời cho đồng vốn. Lúc này những ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên vốn huy động thấp, tầm 60-70%, càng chịu sức ép nặng nề.
    Sự tổng hợp của những lý do trên đã tạo nên phần đầu câu chuyện vốn ngân hàng này chảy sang ngân hàng kia qua đường ủy thác cho nhân viên gửi tiết kiệm.

    Phần giữa
    Trong vụ án Huyền Như, ACB đã gửi vào chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TPHCM của ngân hàng Công Thương 719 tỷ đồng, ngân hàng Hàng Hải, qua các bước dích dắc, cũng gửi vào chi nhánh Vietinbank Nhà Bè 2.500 tỷ đồng, ngân hàng Nam Việt gửi 1.500 tỷ đồng, ngân hàng Tiên Phong gửi 1860 tỷ đồng.
    Các khoản ủy thác và gửi tiền thường có kỳ hạn ngắn, 3-6 tháng. Nó có thể được tái tục trong trường hợp người gửi cảm thấy có lợi và an toàn. Sự an toàn mà người gửi (bốn ngân hàng trên) cho rằng ít rủi ro hơn tín dụng, thực ra lại không hề an toàn vì người gửi không thể kiểm soát được việc sử dụng vốn, nói chính xác là bước đi tiếp theo của vốn.
    Khi một phần tiền gửi bị Huyền Như chiếm đoạn như kết luận của cơ quan điều tra, nó đã được sử dụng vào kinh doanh chứng khoán, bất động sản – những tài sản bong bóng mà sự “bốc hơi” tạo ra rủi ro khó cân đong đo đếm. Điều này dẫn đến hệ lụy các ngân hàng có thể mất tiền toàn bộ hoặc một phần.
    Nên nhớ đây là tiền huy động của dân. Một khi số tiền thiệt hại quá lớn, mà lợi nhuận ngân hàng đạt được không đủ để trích lập dự phòng, nó có thể gây ảnh hưởng đến thanh khoản và cao hơn là sự tồn vong của chính ngân hàng đó cũng như ant oàn hệ thống.
    Việc ủy thác tiền gửi, cho đến thời điểm cuối năm 2011, không phải tính vào tăng trưởng tín dụng, không phải trích lập dự phòng rủi ro, nó là một phần của sự chu chuyển dòng vốn, nhưng lại khong dược tính đến, nên dễ gây ra những méo mó khi nhìn bức tranh tiền tệ tổng thể. Nhìn từ đây, cơ quan điều tra không phải không có lý khi nhận định ủy thác tiền gửi ành huuwongr đến an ninh và chính sách tiền tệ.
    Dẫu vậy, ở một góc độ khác, ủy thác tiền gửi đã cho thấy góc khuất của thị trường tiền tệ.D dó là vốn đang vón cục, lồi lõm, nơi thừa nơi thiếu. Nó đòi hỏi phải được điều tiết và ủy thác tiền gửi đã làm được nhiệm vụ đó. Qua cửa ải lãi suất cao, vốn được san sẻ, điều chuyển từ nơi đầy sang nơi trũng. Điều này làm giảm bớt nguy cơ NHNN phải tái cấp vốn cho những ngân hàng đói thanh khoản, bơm tiền ra, tác động khó kiềm chế lạm phát.
    Nhậm chức vào tháng 7/2011, tháng 8 trong bài trở lời phỏng vấn đầu tiên của TBKTSG, tân thống đốc Nguyễn Văn Bình dã nhanh chóng nhận ra góc khuất của tiền tệ. ông thừa nhận: “Các tổ chwucs tind dụng không nhất thiết phải huy động quá nhiều vốn trong giai đoạn hiện nay (tháng 8/2011)” và “sẽ có biện pháp điều tiết vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu”.

    Phần cuối
    Không chỉ riêng vụ Huyền Như, đi sâu vào bản chất, ủy thác tiền gửi là một phần của nghiệp vụ ủy thác được quy định tại Luật các tổ chức tín dụng.
    Trong suốt nhiều năm, ủy thác – nhất là ủy thác đầu tưu và mua trái phiếu doanh nghiệp – đã không được quản lý một cách chặt chẽ. Nó gần như bị buông lỏng và là mtoj kẽ hở bị nhiều ngân hàng, công ty chứng khoán, doanh nghiệp lợi dụng.
    Quy mô của hoạt động ủy thác và trái phiếu doanh nghiệp lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm và tăng cao trong hai năm 2010-2011, khi lạm phát bùng phát, tín dụng bị siết lại. Trong lạm phát, có nguyên nhân yếu tố tiền tệ và nếu không đánh giá được chính xác tăng trưởng tín dụng ở mức nào, sẽ giam nan hơn rất nhiều để ổn định vĩ mô.
    Hiện nay, khi công bố số liệu tăng trưởng tín dụng, NHNN luôn ghi chú bao gồm ủy thác và trái phiếu doanh nghiệp, chứng tỏ hai nghiệp vụ dã được đưa vào tầm ngắm quản lý. Những văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ ủy thác cũng đã được ban hành. Kẽ hở đã được lấp lại, vụ án một số lãnh đạo ngân hàng đang tiếp tục được làm rõ, nhưng còn đó băn khoăn về trách nhiệm của cơ quan quản lý ở đâu trong suốt thời gian kẽ hở tồn tại!

Đọc tiếp

Hạ trần lãi suất huy động xuống 8%/năm



(ĐTCK) Kể từ ngày 24/12/2012, lãi suất huy động tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng giảm từ 9%/năm xuống 8%/năm.
    Riêng Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô ấn định mức lãi suất tối đa là 8,5%/năm.
    Đó là một trong những nội dung của Thông tư 32 /2012/TT-NHNN ngày 21/12/2012 của Ngân hàng Nhà nước quy định về lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
    Ngoài ra, Thông tư cũng quy định, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên là 2%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
    Thông tư cũng quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm, bổ sung thêm nhu cầu vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô ấn định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa là 13%/năm.
    Theo NHNN, mức lãi suất cho vay tối đa 12%/năm của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là phù hợp với mức giảm lãi suất tiền gửi và chủ trương của Chính phủ, định hướng của Thống đốc NHNN về giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.
    Cùng ngày, NHNN cũng ban hành Quyết định số 2646/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng. Theo đó, giảm lãi suất tái cấp vốn từ 10%/năm xuống 9%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 8%/năm xuống 7%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 11%/năm xuống 10%/năm.

Đọc tiếp

MPC mở room khối ngoại từ 11,58% về 49%


(ĐTCK) Nguyên nhân là do việc chào bán cổ phần chưa xong và có thể kéo dài nên việc giới hạn tỷ lệ room làm ảnh hưởng tới thanh khoản của cổ phiếu MPC.
    Ngày 20/12/2012, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã có công văn chấp thuận cho CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC – sàn HOSE) điều chỉnh lại tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 11,58% về 49% vốn điều lệ.

    Trước đó, UBCK đã đồng ý cho MPC giới hạn room khối ngoại là 11,58% vốn điều lệ tới ngày 31/1/2013 để thực hiện đàm phán chào bán cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

    Tuy nhiên, do việc đàm phán chào bán cổ phần chưa xong và có thể kéo dài nên việc giới hạn tỷ lệ room làm ảnh hưởng tới thanh khoản của cổ phiếu MPC, nên MPC đã xin UBCK điều chỉnh lại tỷ lệ room của khối ngoại của cổ phiếu MPC từ 11,58% lên 49%.

Đọc tiếp

Quy định pháp lý “khó tính” hơn với CTCK



(ĐTCK) Từ 15/1/2013, điều kiện hoạt động của CTCK được siết chặt hơn. Cùng với đó, lần đầu tiên, quy định pháp lý về “khai tử” CTCK cũng được chi tiết hoá.
    Với Thông tư 210/2012/TT-BTC (Thông tư 210) thay thế Quyết định 27/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập và hoạt động CTCK, có hiệu lực từ 15/1/2013, điều kiện hoạt động của CTCK được siết chặt hơn. Cùng với đó, lần đầu tiên, quy định pháp lý về “khai tử” CTCK cũng được chi tiết hoá.
    Theo Thông tư 210, tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của CTCK không được vượt quá 3 lần, thay vì 6 lần như hiện hành. Quy định mới cũng làm rõ, giá trị tổng nợ này không bao gồm: tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng, quỹ khen thưởng phúc lợi, dự phòng bồi thường thiệt hại cho NĐT…
    Một điểm mới nữa của Thông tư 210 là CTCK không được mua, góp vốn mua bất động sản, trừ trường hợp để làm trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của CTCK. CTCK mua, đầu tư vào BĐS cho mục đích này và tài sản cố định theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định và bất động sản không được vượt quá 50% giá trị tổng tài sản của CTCK…
    Thông tư 210 dành hẳn một chương riêng quy định về quản trị, điều hành CTCK. Trong đó, nhấn mạnh yêu cầu CTCK phải thiết lập và duy trì hệ thống thực thi quản trị rủi ro, nhằm đảm bảo ngăn ngừa rủi ro có thể ảnh hưởng tới lợi ích của CTCK và khách hàng.
    Đặc biệt, nhằm khắc phục tình trạng CTCK lạm dụng tài khoản tiền của NĐT đang diễn ra nhức nhối, quy định mới buộc CTCK xây dựng hệ thống quản lý tách bạch tiền của khách hàng theo hai phương thức để NĐT lựa chọn: khách hàng mở tài khoản trực tiếp tại NHTM do CTCK chọn để quản lý tiền giao dịch chứng khoán; CTCK mở tài khoản chuyên dụng tại NHTM, để quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng. Tài khoản này phải mở tách bạch với các tài khoản khác của CTCK…
    Thông tư 210 còn có một chương riêng hướng dẫn về tổ chức lại CTCK, trong đó đưa ra các quy định chi tiết về trình tự, thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi CTCK… Đặc biệt, để giải tỏa nút thắt trong “xóa tên” CTCK, Thông tư 210 quy định, trường hợp CTCK không đáp ứng được các chuẩn hoạt động mới, thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) có văn bản yêu cầu CTCK và các bên có liên quan thực hiện thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật về phá sản doanh nghiệp. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất việc giải thể, phá sản, người đại diện theo pháp luật của CTCK phải gửi bản gốc Giấy phép hoạt động và thành lập CTCK cùng hồ sơ có liên quan đến việc giải thể, phá sản của công ty đến UBCK. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBCK ra quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động và thành lập CTCK, đồng thời công bố thông tin theo quy định.

Đọc tiếp

DN thực phẩm “tự tin” đón Tết


(ĐTCK) Thực phẩm là mặt hàng thiết yếu. Vì vậy, khi kinh tế khó khăn, các DN ngành này thường ít bị ảnh hưởng.
 
    Trao đổi với ĐTCK, lãnh đạo một số DN ngành thực phẩm cho biết, họ vẫn đang hoạt động rất tốt và “tự tin” đón Tết Nguyên đán với kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2013.
    Ông Phạm Xuân Luân, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Kinh Đô (KDC)
    Tết Nguyên Đán là dịp Tết lớn nhất trong năm của người Việt và đây cũng là thời điểm KDC tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh kinh doanh. Năm nay, Kinh Đô dự kiến đưa ra thị trường hơn 3.800 tấn bánh kẹo các loại phục vụ người tiêu dùng, tăng 20% sản lượng so với năm ngoái. Những tháng đầu năm, doanh thu cả Công ty tăng trưởng chậm lại do nhu cầu người tiêu dùng giảm và tâm lý tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi khó khăn của nền kinh tế, song từ quý III, đặc biệt là trong quý IV/2012, doanh số và lợi nhuận của Công ty tăng tưởng rất tốt. Dự kiến năm nay, dù kết quả kinh doanh có phần ảnh hường từ việc chuyển nhượng cổ phần hơn 71,3 tỷ đồng khi thoái vốn khỏi Nutifood, KDC sẽ hoàn thành kế hoạch 500 tỷ đồng lợi nhuận.
    Ông Phạm Hồng Thanh, Tổng giám đốc CTCP Bánh Kẹo Hải Hà (HHC)
    Năm 2012, Công ty ước đạt doanh thu khoảng 680 tỷ đồng và lợi nhuận đạt xấp xỉ 30 tỷ đồng (hoàn thành kế hoạch), trong đó, lợi nhuận quý IV/2012 chiếm gần 50% lợi nhuận cả năm. Trong dịp tết Nguyên đán sắp tới, ngoài các sản phẩm đã có mặt trên thị trường, Công ty sẽ đưa vào thêm 15 sản phẩm mới, tập trung vào các mặt hàng cao cấp, phù hợp làm quà biếu trong dịp lễ, tết. Ngoài ra, Công ty vẫn đang nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường, xu hướng tiêu dùng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Về kế hoạch kinh doanh năm 2013, mặc dù dự đoán tình hình còn rất khó khăn, Công ty vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận từ 8% đến 10% so với năm 2012, tương đương với doanh thu sẽ đạt 720 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 32 tỷ đồng.
    Ông Trương Phú Chiến, Tổng giám đốc CTCP Bibica (BBC)
    So với kế hoạch lợi nhuận mà ĐHCĐ đã thông qua là 55 tỷ đồng, Công ty chỉ ước đạt xấp xỉ 40 tỷ đồng, tức bằng 70% kế hoạch. Và như mọi năm, lợi nhuận của Công ty quý IV chiếm tỷ lệ rất lớn. Trong dịp Tết năm nay, BBC sẽ đưa ra thị trường hơn 100 loại sản phẩm, trong đó có 2 bộ sản phẩm mới là bộ Hoa xuân và bộ sản phẩm cao cấp Goody. Để tăng hiệu quả kinh doanh cho dịp đặc biệt này, Công ty đang khai thác tất cả các kênh phân phối để tiếp cận khách hàng. Tôi cho rằng, trong năm 2013, ngành thực phẩm nói chung cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng từ biến động về tỷ giá, giá nguyên liệu đầu vào, tuy nhiên, về cơ bản thì đây vẫn là ngành hàng kinh doanh tương đối ổn định. Hiện HĐQT Công ty cũng đang xem xét để đưa ra các chỉ tiêu kinh doanh cho năm 2013 và mục tiêu là sẽ tăng trưởng so với năm 2012.
    Ông Lê Hùng Dũng, Phó tổng giám đốc CTCP Vina Café Biên Hòa (VCF)
    Hiện Công ty vẫn đang tập trung làm báo cáo tài chính cuối năm 2012. Tuy nhiên, chúng tôi ước đạt lợi nhuận gần 300 tỷ đồng, cũng là kế hoạch lợi nhuận năm 2012. Công ty vẫn đang kỳ vọng, trong dịp Tết, các mặt hàng của Công ty sẽ tiêu thụ nhanh hơn, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty. Hiện HĐQT của VCF vẫn chưa họp để thông qua kế hoạch năm 2013, tuy nhiên, như mọi năm, VCF vẫn sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng dương. Đầu tháng 12/2012, VCF đã đưa ra thị trường 2 sản phẩm mới có tên là New vina café và Cà phê hương chồn và cũng đã có tín hiệu tiêu thụ tương đối.
    CTCP Hàng tiêu dùng Masan-Masan consumer (MSF) vẫn là cổ đông lớn nhất của VCF. MSF vừa mua thêm 155.280 cổ phần VCF, nâng số lượng nắm giữ lên hơn 14 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 53,2%.

Đọc tiếp

Chứng khoán tuần mới: Thận trọng và nghe ngóng


(ĐTCK) Các CTCK cho rằng, NĐT nên thận trọng trong tuần mới, bởi các thông tin hỗ trợ đã được phản ảnh hết và các quỹ cũng cơ cấu xong danh mục.
 

    Tuần giao dịch từ ngày 17/12 đến ngày 21/11, sàn HOSE có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 4,57 điểm (+1,15%) so với tuần trước, đóng cửa tuần tại mức 396,78 điểm. Khối lượng giao dịch bình quân đạt 70,4 triệu đơn vị/phiên, tương đương giá trị 1.044,84 tỷ đồng/phiên. Xét về khối lượng, giao dịch trong tuần qua tăng 60,47% so với tuần trước và tăng 93,94% về giá trị so với tuần trước.

    Diễn biến giao dịch trên HOSE tuần từ 17 - 21/12
    Ngày
    VN-INDEX
    Thay đổi
    Khối lượng GD
    Giá trị GD
    17/12/2012
    393,63
    +1,42(+0,36%)
    67.395.658
    964.740
    18/12/2012
    393,39
    -0,24(-0,06%)
    52.370.029
    650.650
    19/12/2012
    398,59
    +5,20(+1,32%)
    72.581.992
    939.200
    20/12/2012
    399,68
    +1,09(+0,27%)
    82.885.045
    1.133.610
    21/12/2012
    396,78
    -2,90(-0,73%)
    76.824.020
    1.336.000
    Tổng
    +4,57(+1,15%)
    352.056.744
    5.024.200


    Trên sàn HNX có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng. Kết thúc tuần, HNX-Index đứng ở mức 54,05 điểm, giảm 0,39 điểm (-0,72%) so với tuần trước. Khối lượng giao dịch bình quân 59,55 triệu cổ phiếu/phiên, tương đương giá trị 370,39 tỷ đồng/phiên. Tăng 15,61% về khối lượng và và tăng 28,06% về giá trị so với tuần trước.

    Diễn biến giao dịch trên HNX tuần từ 17 - 21/12
    Ngày
    HNX-INDEX
    Thay đổi
    Khối lượng GD
    Giá trị GD
    17/12/2012
    54,47
    +0,03(+0,06%)
    67.619.290
    434.520
    18/12/2012
    53,96
    -0,51(-0,94%)
    51.269.604
    322.960
    19/12/2012
    54,93
    +0,97(+1,80%)
    59.125.358
    363.090
    20/12/2012
    54,32
    -0,61(-1,11%)
    70.842.345
    422.820
    21/12/2012
    54,05
    -0,27(-0,50%)
    48.915.173
    308.580
    Tổng
    -0,39(-0,72%)
    297.771.770
    1.851.970

    Do tái cơ cấu danh mục, nên nhà đầu tư nước ngoài đã có tuần giao dịch sôi động. Trong đó, họ bán mạnh trên HNX với cả 5 phiên bán ròng và mua vào mạnh trên HOSE, đặc biệt là trong phiên cuối tuần.
    Cụ thể, trên HOSE, trong tuần họ mua vào 62,59 triệu đơn vị, trị giá 1.287,03 tỷ đồng. Ngược lại, họ bán ra 50,67 triệu đơn vị, trị giá 897,11 tỷ đồng. Như vậy, trong tuần, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 11,92 triệu đơn vị, giá trị mua ròng 389,92 tỷ đồng trên HOSE.
    Trên sàn HNX, họ mua vào gần 8 triệu đơn vị, đồng thời, bán ra 22,15 triệu đơn vị. Tổng giá trị mua vào đạt 98,2 tỷ đồng và bán ra 156,82 tỷ đồng. Như vậy, họ bán ròng 14,15 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 58,62 tỷ đồng.
    Tính chung trong tuần, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 70,59 triệu đơn vị, gần hơn 3 lần so với tuần trước, đồng thời bán ra 72,82 triệu đơn vị, gấp 2,8 lần so với tuần trước. Tổng giá trị mua vào 1.385,23 tỷ đồng và bán ra 1.053,93 tỷ đồng, tăng 152,04% và 154,81% so với tuần trước. Như vậy, trong tuần, họ bán ròng 2,23 triệu đơn vị, gần bằng tuần trước. Tuy nhiên, cũng giống tuần trước, tuy bán ròng về khối lượng, nhưng họ vẫn mua ròng về giá trị với giá trị mua ròng là 331,3 tỷ đồng, tăng 143,96% so với tuần trước.

    Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên 2 sàn niêm yết tuần từ 17 - 21/12
    Ngày
    Khối lượng
    Giá trị
    Mua
    Bán
    Mua - Bán
    Mua
    Bán
    Mua - Bán
    17/12/2012
    5.051.509
    13.121.039
    -8.069.530
    130.420
    162.170
    -31.750
    18/12/2012
    11.271.990
    9.579.550
    1.692.440
    194.640
    129.580
    65.060
    19/12/2012
    11.438.360
    15.789.990
    -4.351.630
    191.960
    235.450
    -43.490
    20/12/2012
    17.495.210
    19.222.740
    -1.727.530
    284.860
    299.420
    -14.560
    21/12/2012
    25.336.350
    15.108.400
    10.227.950
    583.350
    227.310
    356.040
    Tổng
    70.593.419
    72.821.719
    -2.228.300
    1.385.230
    1.053.930
    331.300


    Nhận định các CTCK
    Chỉ số đối diện với ngưỡng kháng cự mạnh
    (CTCK FLC - FLC)
    Sau nhiều phiên tăng điểm, tại sàn HOSE, ba ngày cuối tuần qua xuất hiện khối lượng giao dịch tăng đột biến so với trước đó, điều này hàm ý nhiều khả năng thị trường đang bị phân phối đỉnh.
    Trên sàn HNX, hình dạng diễn biến đỉnh giá ngắn hạn của HNX-Index trong 7 phiên qua khá tù, biểu hiện này thường mang tính phân phối, khối lượng giao dịch tăng mạnh trong ngày giảm giá thứ Năm tuần qua phần nhiều đến từ việc bán ra của các nhà đầu tư lớn.
    Khi phân tích rủi ro và lợi nhuận khi tham gia mua cổ phiếu tại thời điểm này, thị trường đã trải qua gần 1 tháng với xu thế tăng giá là chủ đạo và xuất hiện rất ít nhịp điều chỉnh để củng cố cho đà tăng giá. Do vậy, thời điểm mua sau đà tăng giá dài sẽ không phù hợp.
    Mặt khác, VN-Index và HNX-Index đều đứng ngay phía dưới những ngưỡng kháng cự mạnh có nguồn gốc từ những điểm đảo chiều quan trọng trong quá khứ. Vì thế, tỷ lệ rủi ro khi mua có thể chiếm đến 3 phần, trong khi tỷ lệ thu được lợi nhuận chỉ là 1 phần.
    Nhiều khả năng thị trường sẽ đi ngang và giảm nhẹ trong tuần này, việc cân nhắc tiếp tục giảm tỷ trọng cổ phiếu có thể giúp bảo toàn được lợi nhuận của sóng tăng giá cuối năm.

    Giảm tỷ trọng cổ phiếu trong các phiên tăng điểm
    (CTCK Maritime Bank - MSBS)
    Tại phiên làm việc cùng Thủ tướng và các bộ, ngành có liên quan nhằm tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và xử lý nợ xấu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cam kết: hệ thống ngân hàng sẽ đưa ra khoảng 100.000 - 150.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu, tập trung xử lý nợ xấu liên quan đến bất động sản trong quý II và III/2013.
    Theo số liệu của NHNN, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đến giữa tháng 11 khoảng 5,2 - 5,4%, dự kiến cả năm tăng 6% - cao hơn so với dự báo tăng trưởng tín dụng khoảng 5% trước đó của các chuyên gia.
    Tin tức vĩ mô khá tích cực về việc giảm lãi suất và việc sẽ có 100.000 - 150.000 tỷ đồng để giải quyết nợ xấu bất động sản trong năm 2013 đã mang lại tâm lý khá hưng phấn đối với nhà đầu tư. Tuần qua là tuần thứ hai tăng điểm liên tiếp với khối lượng giao dịch bùng nổ trên cả 2 sàn chứng khoán. Dòng tiền lớn đã khai thông thanh khoản (3 phiên liên tục gần đây có giá trị giao dịch trung bình 1.100 tỷ đồng), tập trung vào các mã cổ phiếu lớn trên sàn HOSE như: BVH, CTG, EIB, OGC, PVF và các mã cổ phiếu dẫn dắt trên sàn HNX như: PVX, SCR, SHB. Nhà đầu tư nội và khối ngoại gia tăng giao dịch các cổ phiếu cơ bản lớn. Sức cầu vào các cổ phiếu nhỏ (penny) giảm nhiệt. Dòng tiền đầu cơ thông minh đã và đang chảy vào các mã cổ phiếu có tin tức cơ bản hỗ trợ như: BVH, DIG, DXG. Tâm lý nhà đầu tư được cải thiện trong việc nắm giữ cổ phiếu.
    Tuan này, dự báo thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh ở hai phiên đầu tuần trước khi tăng vào các phiên cuối tuần. Nhiều khả năng mốc 410 - 412 điểm của VN-Index sẽ là đỉnh của con sóng ngắn hạn hiện nay trước khi thị trường bước vào giai đoạn điều chỉnh. Nhà đầu tư ngắn hạn nên thận trọng trong các phiên giao dịch tuần này, giảm tỷ trọng danh mục đầu tư khi VN-Index chạm ngưỡng kháng cự nói trên.
     
    Đợt điều chỉnh có thể sẽ diễn ra trong một vài phiên đầu tuần
    (CTCK Woori CBV)
    Thị trường đón nhận những thông tin vĩ mô trái chiều trước phiên giao dịch cuối tuần. Trong khi CPI 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM tiếp tục duy trì ở mức thấp, một lần nữa khẳng định về khả năng giảm lãi suất trong thời gian tới. Ngược lại, cùng trong buổi sáng nhà đầu từ cũng đón nhận tin về việc tăng giá điện thêm 5% có hiệu lực ngay từ 22/12.
    Kịch bản trong phiên khá rõ nét khi lượng cầu quan sát được vẫn tập trung đỡ giá các mức dưới tham chiếu và quanh vùng giá sàn. Đây là biếu hiện của tâm trạng chờ đợi để xác định xu hướng tiếp theo của chỉ số tại vùng điều chỉnh. Áp lực hiện thực hóa lợi nhuận theo chúng tôi quan sát là không quá lớn và bên mua sẵn sàng ở các vùng giá thấp đủ để đảm bảo chỉ số sẽ không bị giảm lại quá sâu. Đợt điều chỉnh có thể sẽ diễn ra trong một vài phiên đầu tuần tới trước khi xu hướng tiếp theo được định hình. Vào thời điểm hiện tại, đây vẫn là những phiên điều chỉnh trong một xu hướng tăng của thị trường.

    Nên cân nhắc cơ cấu lại danh mục
    (CTCK Việt Thành - VTS)
    Mặc dù có phiên điều chỉnh vào cuối tuần nhưng thị trường đã có tuần giao dịch khởi sắc thứ 3 liên tiếp kể từ đầu tháng 12. Động lực giúp thị trường tăng điểm chính là những thông tin liên quan đến giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thông tin hạ lãi suất đầu vào và áp trần lãi suất đầu ra đối với các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, không thể không nhắc đến sự dẫn dắt của của khối ngoại đối với thị trường thông qua việc đẩy mạnh mua ròng các mã thuộc diện tăng tỷ trọng nằm trong danh mục ETF dựa trên việc tái cơ cấu định kỳ 3 tháng 1 lần.
    Bước vào tuần giao dịch cuối cùng của năm 2012, chúng tôi cho rằng, nhiều khả năng thị trường sẽ có sự điều chỉnh do các quỹ ETF đã kết thúc kỳ review danh mục, những mã bất động sản (động lực chính giúp thị trường bứt phá trong 3 tuần qua) đã tăng điểm khá cao, nhiều mã đã tăng trên 20% tính từ đầu tháng 12. Bên cạnh đó, mốc 400 điểm nhiều khả năng là ngưỡng cản khá mạnh trong ngắn hạn.
    Vì vậy, nhà đầu tư ngắn hạn nên cân nhắc cơ cấu lại danh mục và chờ đợi thông tin hỗ trợ tiếp theo từ chính sách của Chính Phủ. Nhà đầu tư trung và dài hạn tiếp tục tích lũy các mã có yếu tố cơ bản tốt và nên cân nhắc giải ngân khi thị trường có dấu hiệu điều chỉnh.

    Sẽ không có sự phục hồi nào đáng kể
    (CTCK Sài Gòn - SSI)
    Giằng co quanh mốc tâm lý 400 điểm và có lúc vượt mức này, nhưng mức kháng cự một lần nữa không vượt được qua và chỉ số lùi dần trong phiên giao dịch. Cây nến ngày cho thấy sự lưỡng lự rất lớn của cung và cầu, các cổ phiếu vốn hóa lớn tác động  mạnh nhất là MSN, VCB, GAS, VNM đóng góp giảm 3,12 điểm. Khối lượng giao dịch ở mức 61,46 triệu đơn vị,  tương đương với khối lượng của ngày trước đó.
    Như vậy, mốc tâm lý 400 điểm vẫn là thách thức cho chỉ số VN-Index. Chúng tôi cho rằng, sẽ không có sự phục hồi nào đáng kể trong tuần mới, nếu như không có những thông tin vĩ mô tích cực tiếp tục hỗ trợ cho sức cầu gia tăng vào tuần kế tiếp. Các phiên hồi lên nhiều khả năng sẽ ngắn và lượng bán chốt lời ngắn hạn có thể vẫn gia tăng cùng sự phân hóa mạnh vẫn diễn ra.
     
    NĐT tạm thời thận trọng đứng ngoài
    (CTCK Rồng Việt - VDSC)
    Tuần qua, thị trường giao dịch sôi động, điểm số tăng mạnh nhờ thông tin tích cực hỗ trợ. Cuộc họp giữa Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành có liên quan và Hiệp hội BĐS ở hai thành phố lớn là TP. HCM và Hà Nội đã phát đi tín hiệu tích cực cho thị trường BĐS, đặt ra một số giải pháp nhằm giải phóng hàng tồn kho của lĩnh vực này gắn với giải quyết nợ xấu hệ thống ngân hàng.
    Thông tin trên, cùng với giao dịch của VNM ETF sau khi có kết quả soát xét danh mục đã giúp thị trường chứng khoán có tuần giao dịch sôi động nhất kể từ tháng 8/2012, thời điểm ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt giam. Nhóm cổ phiếu ngành BĐS và các cổ phiếu được tăng tỷ trọng trong rổ chỉ số của ETF tăng điểm mạnh trong những phiên đầu tuần. Tuy nhiên, áp lực chốt lời ngắn hạn khá mạnh ở nửa cuối tuần khiến nhiều cổ phiếu thuộc nhóm này giảm giá, ảnh hưởng đến đà tăng của các chỉ số thị trường.
    Bên cạnh áp lực chốt lời ngắn hạn, thông tin EVN bất ngờ điều chỉnh tăng giá bán điện thêm 5% kể từ ngày 22/12 đã ít nhiều tác động tiêu cực đến TTCK trong phiên cuối tuần.
    Thông tin được chờ đợi sẽ hỗ trợ thị trường trong tuần mới gồm (1) mức tăng chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2012 và lạm phát năm 2012 cũng như khả năng sẽ có động thái mới trong điều hành lãi suất của NHNN và (2) các quỹ chốt NAV. Do vậy, chúng tôi kỳ vọng nhóm bluechips sẽ hồi phục trở lại trong tuần sau và giúp VN-Index đảo chiều hướng đến chinh phục vùng (400 - 405) điểm. Tuy nhiên, hoạt động cơ cấu danh mục của các ETFs đã hoàn tất, giao dịch thị trường trong tuần sau được dự báo sẽ kém sôi động hơn so với tuần này.
    Chúng tôi kỳ vọng, NĐT ngắn hạn đã chốt lời thành công ở ngưỡng trên của biên độ (390 - 400) mà chúng tôi đặt ra trong khuyến nghị cuối tuần trước. VN-Index đang gặp trở ngại khi chinh phục mốc 400 điểm, NĐT tạm thời thận trọng đứng ngoài quan sát dòng tiền để có lựa chọn luân chuyển vốn hợp lý.

    Một sóng tăng bền vững mới có điều kiện để hình thành
    (CTCK FPT - FPTS)
    Những thông tin tích cực về thị trường bất động sản và dự báo CPI đạt chỉ tiêu của năm nay đã giúp hai chỉ số có thêm tuần tăng điểm. Với chuỗi tăng điểm trước đó, sự điều chỉnh trong phiên cuối tuần không quá khó hiểu và diễn biến vẫn theo hướng tích cực. Tuy nhiên, đánh giá ở góc độ trung và dài hạn thì sóng hồi phục vừa qua chưa thoát khỏi giai đoạn tích cực để giải ngân mạnh.
    Các đợt sóng tăng cần hội tụ hai giai đoạn chính đó là hồi phục và giai đoạn bứt phá. Do đó, diễn biến điều chỉnh đang diễn ra cần được đánh giá kỹ cùng với sự hỗ trợ về thông tin vĩ mô giúp thanh khoản tiếp tục được cải thiện dần. Như vậy, một sóng tăng bền vững mới có điều kiện để hình thành.
     
    Có thể tiếp tục duy trì các vị thế mua
    (CTCK Maybank Kimeng - MBKE)
    Thị trường ghi nhận giảm điểm trong phiên giao dịch cuối tuần, khi đã tiệm cận với vùng kháng cự 400 - 405 điểm ở phiên trước đó. Áp lực chốt lời vẫn ở mức cao cộng thêm thông tin tăng giá điện có phần bất lợi đối với tâm lý nhà đầu tư là những nguyên nhân khiến thị trường mất điểm trong phiên này.
    Chúng tôi cũng đồng thời nhận thấy một vài tín hiệu cảnh báo sớm đầu tiên trên cả hai chỉ số, điều này dù chưa làm mất đi xu hướng tăng hiện tại nhưng cũng khiến chúng tôi lo ngại về khả năng điều chỉnh chưa kết thuc.
    Tổng kết lại, chúng tôi cho rằng, nhà đầu tư có thể tiếp tục duy trì các vị thế mua đã mở trước đó (vì xu hướng tăng còn hiệu lực) nhưng thận trọng hơn trong việc mở thêm các vị thế mới cho đến khi điều chỉnh chấm dứt.

    Hạn chế việc bán tháo cổ phiếu
    (CTCK Dầu khí - PSI)
    Thanh khoản thị trường tăng khá mạnh trong tuần qua có một phần do ảnh hưởng bởi giao dịch của NĐT nước ngoài cũng gia tăng đột biến. Tính trong tuần, khối ngoại mua ròng tới 389,9 tỷ đồng trên HSX. Các mã cổ phiếu được NĐT nước ngoài giao dịch mạnh trong tuần qua cho thấy có khả năng giao dịch của khối ngoại có liên quan tới việc thay đổi danh mục định kì của ETF VNM.
    Thông tin tăng giá điện có khả năng là một yếu tố tác động tới tâm lý thị trường những phiên cuối tuần. Thị trường điều chỉnh với áp lực bán phân bổ chính trên nhóm cổ phiếu đã tăng giá mạnh trước đó, cho thấy có dấu hiệu chốt lời của dòng tiền ngắn hạn. Tuy nhiên, dòng tiền tham gia vào thị trường vẫn duy trì mức tương đối tốt, thanh khoản thị trường chưa có biến động nào tiêu cực khi chỉ giảm nhẹ so với những phiên đột biến và vẫn mang hướng tăng dần so với bình quân 1 tháng giao dịch. Đặc điểm kỹ thuật thể hiện khả năng cao đây chỉ là một bước điều chỉnh kĩ thuật khá ngắn sau chuỗi ngày tăng mạnh vừa qua. HNX-Index có hỗ trợ tại 52,5 điểm và VN-index có hỗ trợ tại 380 điểm. NĐT không nên quá lo ngại với sự điều chỉnh kĩ thuật của thị trường và hạn chế việc bán tháo cổ phiếu trong những đợt điều chỉnh ngắn hạn của thị trường.

Đọc tiếp
Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Thiết kế bởi Thanh Tùng | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | 100 Web Hosting